Áo bà ba cho bé Jadiny với chất vải cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt cùng với những gam màu của mùa trung thu như màu vàng của trăng, màu nâu của đất, màu xanh của lá cây và màu lá mạ của lúa non, chắc hẳn sẽ giúp bé có một bộ cánh thật đẹp cho mùa trăng rằm đầy ý nghĩa.
1. Phom dáng:
+ Áo bà ba truyền thống được sáng tạo và phối màu sắc sinh động.
+ Chi tiết phối viền phần tay áo với ống tay thoải mái vận động.
+ Hai túi đắp bẻ miệng phối gam màu trầm nền nã.
+ Quần với lưng thun mềm mại, ống quần rộng thoải mái vận động.
2. Màu sắc: Nhiều màu để lựa chọn
3. Chất liệu:
Cotton Hàn Quốc 100%.
4. Ứng dụng:
Với chất vải cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt cùng với những gam màu của mùa trung thu như màu vàng của trăng, màu nâu của đất, màu xanh của lá cây và màu lá mạ của lúa non, chắc hẳn sẽ giúp bé có một bộ cánh thật đẹp cho mùa trăng rằm đầy ý nghĩa. Bé có thể mặc áo bà ba để tham gia các hoạt động trung thu tại trường hay mặc đi chơi trung thu với gia đình. Với sự lựa chọn chất liệu tỉ mỉ, Jadiny tin rằng sẽ đem đến sự thoải mái và thoáng mát nhất dành cho bé, để bé tự tin trong mọi hoạt động.
5. Hướng dẫn giặt ủi:
Giặt tay hoặc máy chế độ nhẹ, ủi chế độ nhẹ. Giặt riêng với những đồ màu sáng, đồ ra màu.
Đến với thời trang Jadiny, các bạn có thể yên tâm về chất lượng các sản phẩm thời trang trẻ em
được chăm chút rất chi li từ chất liệu đến đường may, tạo sự thoải mái nhất cho bé khi mặc. Các thiết kế đồ bà ba cho bé tại Jadiny có thể mặc hợp cho cả bé trai và bé gái
TÌM HIỂU VỀ ÁO BÀ BA TRUYỀN THỐNG NAM BỘ
Chiếc áo bà ba thường gắn liền với hình ảnh người nông dân Nam bộ đôn hậu, mạnh mẽ, trung kiên và yêu lao động. Khăn rằn, nón lá, áo bà ba là ba biểu tượng đặc trưng của miền tây sông nước quanh năm lam lũ với đồng lúa. Chiếc áo bà ba mang hơi thở của cuộc sống làng quê với gia đình, làng xóm làm tâm điểm và luôn gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của bao con người Việt Nam.
Trải qua nhiều giai đoạn và thăng trầm của cuộc sống chiếc áo bà ba vẫn tồn tại và ngày càng được yêu thích. Chúng vẫn mang nét đẹp mộc mạc của Miền Tây, nét dịu dàng đảm đang của người phụ nữ Nam Bộ, nét chân chất khoẻ khoắn của người đàn ông nông thôn. Nhất là sự ngây thơ và đáng yêu của trẻ thơ trong bộ bà ba mỗi dịp trăng tròn là những nét đẹp truyền thống không thể nào lãng quên. Áo bà ba đi vào thơ văn, vào các tác phẩm nghệ thuật và trở thành một biểu tượng du lịch của miền đồng bằng Việt Nam. Áo bà ba còn được đưa vào các thiết kế thời trang và cách tân từng ngày để làm mới chiếc áo vốn rất thân quen nhưng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của nó.
1. Áo bà ba là gì?
Đồ bà ba là trang phục đặc trưng của những người nông dân Nam bộ từ nhiều thế hệ. Hình ảnh chiếc áo bà ba giản dị gợi cho người ta nghĩ đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc của con người miền quê sông nước, quanh năm làm nông và sống hoà hợp với thiên nhiên.
Cấu tạo của chiếc áo bà ba rất đơn giản. Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải liền, thân trước rã thành hai mảnh với hai bên túi đắp, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống với nút áo. Áo nối thân hai bên đến điểm xẻ tà vừa phải và chít eo ở hai bên hông. Áo thường có độ dài qua hông với phần tay áo xuông nhẹ để dễ lao động. Áo mặc cùng quần ống rộng xuông dài, quần thường là lưng thun thoải mái khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày.
2. Câu chuyện ra đời của chiếc áo bà ba
Tìm hiểu về nguồn cội của chiếc áo bà ba giản dị mà thân thương quen thuộc sẽ thấy đây là một trang phục truyền thống rất giản dị và thân thương. Sự ra đời của chiếc áo bà ba là một câu chuyện khá thú vị, áo bà ba có nguồn gốc từ tộc người Bà Ba ở Malaixia. Qua nhiều giai đoạn phát rương làm rẫy cha ông ta du nhập và biến đổi chiếc áo bà ba thành chiếc áo đơn giản mà người miền Nam ưa thích với vạt ngắn không bâu, xẻ tà duyên dáng.
Áo bà ba truyền thống miền tây nam bộ toát lên vẻ giản dị, mộc mạc, vẻ đẹp tự nhiên trong trẻo của con người lao động cần cù và chân chất.
Ngày nay với nhiều cách tân trong dáng áo và họa tiết, áo bà ba tôn nét yêu kiều mộng mơ cho người phụ nữ. Áo bà ba còn trở thành một xu hướng không thể thiếu trong các dịp lễ hội truyền thống dân tộc. Với nhiều chất liệu khác nhau, như cotton, linen, gấm, voan, lụa....với màu sắc đa dạng hơn, hoạ tiết thời trang hơn. Không nổi tiếng như áo dài, nhưng áo bà ba cũng là một phần "hồn" trong truyền thống dân tộc của người dân Việt Nam làm nên diện mạo giản dị, chân quê rất đáng mến của người nông dân Việt Nam.
3. Áo bà ba ngày xưa
Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường mặc bộ bà ba đen hoặc nâu để đi đồng, bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ thích hợp cho việc đồng áng. Vải may là loại vải cotton, sợi tự nhiên... rất mau khô sau khi giặt. Chiếc áo bà ba được xẻ tà ở hai bên hông như áo dài nhưng tà áo ngắn, tay áo dài hoặc lửng nhưng xuông thẳng không gò bó, làm cho người mặc cảm thấy thoải mái khi làm việc, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ hằng ngày. Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi và trong đời sống hằng ngày. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn màu sắc sinh động hơn như màu trắng, màu vàng, xanh non, cam đỏ...
4. Áo bà ba thời hiện đại
Sau này áo bà ba truyền thống được cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn, được mặc nhiều trên thành thị. Áo bà ba hiện nay dành cho phụ nữ không thẳng và rộng như xưa, mà được may ôm hơn, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, cổ được thêm các kiểu như lá sen, cánh én, đan tôn... được lấy theo xu hướng thời trang tây âu. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến như tay ráp lăng, tay nối phối viền....Từ kiểu may áo liền thân với tay, áo bà ba được ráp tay rời ở khuỷu tay áo, sau đó dần phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo bà ba truyền thống. Với kiểu tay raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, thành 3 mảnh riêng biệt và được nối liền từ cổ tới nách. Áo bà ba tay raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với vòng eo và lưng, không ôm sát và thắt eo như áo dài, tay áo dài hơn nhưng hơi loe, hai túi trước đôi khi cũng được lược bỏ để thân áo nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn.
5. Mặc áo bà ba vào dịp gì?
Trong quá khứ áo bà ba được sử dụng như một trang phục thường ngày mà người nông dân Việt Nam mặc thay cho chiếc áo dài truyền thống. Nó được yêu thích dến nỗi được mặc thường xuyên khi đi làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc đi chơi, áo bà ba thường có thêm màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro, màu mạ non, xanh lơ nhạt, hồng... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa,sa tanh (satin), voan...nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là cotton.
Áo bà ba thường được mặc chung với quần bằng lụa hay sa tanh, thường là màu trắng hay đen, với nón lá và khăn rằn đặc trưng của miền Nam.
Hiện nay áo bà ba bên cạnh chiếc áo dài cũng được yêu thích và xem như một trang phục truyền thống của dân tộc. Tuy không còn được mặc phổ biến như trước, áo bà ba vẫn là trang phục không thể thiếu trong nhiểu dịp lễ hội của dân tộc như: Tết nguyên đán, Tết trung thu, những lễ hội dân gian...
6. Áo bà ba cho bé đón trung thu nhiều màu sắc
Dịp tết Trung thu là ngày tết truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là tết của trẻ em. Hiện nay có xu hướng mặc áo bà ba đón trung thu và chơi phá cỗ mà các bé rất yêu thích và được các bậc cha mẹ quan tâm. Qua trang phục bà ba cha mẹ vừa lưu giữu và truyền đạt lại một nét đẹp dân giã đậm tính dân tộc, vừa dạy cho các bé hiểu về những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Trên hết qua bộ áo bà ba cho bé được trải nghiệm những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp và hồn nhiên nhất, xây dựng cho các bé một nhân cách tốt đẹp.