Thời trang trẻ em hình thành và phát triển như thế nào?

Thời trang trẻ em hình thành và phát triển như thế nào?

Trước thế kỷ XX, thời trang trẻ em có một đặc điểm đặc biệt - quần áo không có sự phân biệt giới tính nam nữ. Nguyên do là bắt nguồn từ thế kỷ XVI, khi đàn ông châu Âu và những cậu bé thiếu niên bắt đầu mặc đồ đôi kết hợp với quần đùi. Trước đây, cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh quấn tã) mặc một số loại áo choàng, áo khoác dài giống nhau. Tuy nhiên, một khi đàn ông bắt đầu mặc quần với áo sơmi, quần áo của nam và nữ đã trở nên khác biệt hơn nhiều. Breeches được dành riêng cho nam giới và các chàng trai thanh thiếu niên, và xã hội thời đó phụ thuộc nhiều nhất vào sức lao động của nam giới - tất cả phụ nữ và bé trai hay bé gái vẫn mặc áo với váy. Đối với quan điểm hiện đại, có thể thấy rằng khi cho những cậu bé mặc váy, có nghĩa là chúng phải mặc quần áo "như con gái", nhưng với những người cùng thời đó, bé trai và bé gái chỉ đơn giản là mặc quần áo giống nhau và không có khái niệm phân biệt giới tính cho thời trang trẻ em.

 

1. Quấn tã cho em bé sơ sinh

Quấn tã cho em bé sơ sinh

 

Những quy tắc ăn mặc thời trang trẻ em từ 3 đến 10 tuổi mới được hình thành vào cuối thế kỷ XXVII và XXVIII ảnh hưởng rất lớn đến phong cách thời trang trẻ em. Phong tục quấn tã cho trẻ sơ sinh với vải bọc trên tã và áo lót đã được áp dụng trong nhiều thế kỷ đâ. Việc quấn tã cho trẻ sơ sinh bắt nguồn từ một quan điểm truyền thống cho rằng chân tay của trẻ cần được duỗi thẳng và được bảo vệ từ nhỏ nếu không chúng sẽ bị cong và biến dạng. Vào thế kỷ thứ mười tám, những quan điểm y học về việc quấn tã làm chân tay trẻ yếu hơn vì ít được vận động và những hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách được ra đời để giảm việc trẻ phải phụ thuộc vào tã, bỏ việc quấn tã hoàn toàn để mặc quần áo rộng, nhẹ cho phép trẻ em dễ dàng di chuyển. Từ đó hầu hết các bậc cha mẹ không còn quấn tã cho trẻ sau tháng thứ 2 và mặc vào "quần lót" hoặc váy dài bằng vải lanh hoặc cotton; những trang phục dài này được gọi là "đồ bay". Khi trẻ bắt đầu biết bò và đi, chúng mặc "áo ngắn" với váy dài, được gọi là váy lót, kết hợp với áo lót hở lưng. Các bé gái mặc trang phục kiểu này đến năm mười ba hoặc mười bốn tuổi. Các bé trai mặc trang phục váy lót cho đến khi chúng lên bốn đến bảy tuổi, khi chúng cao lớn và đủ trưởng thành để mặc những trang phục phiên bản thu nhỏ từ trang phục của đàn ông như: áo khoác, áo sơmi và quần tây bó. Độ tuổi để chuyển qua mặc trang phục nam tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ và sự trưởng thành của cậu bé khi xuất hiện và hành động nam tính. Breeching là một nghi thức vào đời quan trọng đối với các chàng trai trẻ vì nó tượng trưng cho việc họ bỏ lại tuổi thơ phía sau và bắt đầu đảm nhận vai trò và trách nhiệm của người nam trong xã hội.

 

2. Áo choàng sơ sinh

Khi kiểu quấn tã không còn được sử dụng, trẻ sơ sinh được mặc những chiếc váy dài từ khi sinh đến khoảng năm tháng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bò và trẻ mới biết đi, "frocks", chiếc váy dài đến mắt cá chân thay thế áo và váy lót cứng vào những năm 1760. Thời trang trẻ em cũng có cấu tạo ít co thắt hơn. Cho đến những năm 1770, chúng bắt đầu mặc những kiểu trang phục thu nhỏ của người lớn được thiết kế thoải mái hơn. Cũng trong những năm 1770, thay vì kết hợp áo lót và váy lót cồng kềnh hơn, các bé gái vẫn mặc váy theo phong cách áo dài, thường có điểm nhấn là những chiếc thắt lưng rộng.

 

Từ những năm 1770, trang phục được làm từ những tấm thổ cẩm cứng đã chuyển sang bằng vải lụa và cotton mềm mại hơn và nhiều kiểu đầm trẻ em bằng vải cotton trắng, có điểm nhấn với những chiếc thắt lưng cao eo. Đến năm 1800, tất cả bé gái đều mặc những chiếc váy có thắt lưng cao, có kiểu dáng tương tự nhau, được tạo thành từ những sợi tơ và cotton nhẹ.

 

3. Bodysuit dành cho bé trai

Bodysuit dành cho bé trai

 

Một loại trang phục chuyển tiếp mới, được thiết kế dành riêng cho các bé trai trong độ tuổi từ 3 đến 7, bắt đầu xuất hiện năm 1780. Những bộ trang phục này, được gọi là "bodysuit " vì chúng vừa khít với cơ thể, bao gồm quần dài đến mắt cá chân phối với một chiếc áo khoác ngắn và áo cổ rộng được viền lông. Quần bé trai cũng có khác biệt với quần dài của nam giới trưởng thành. Vào đầu những năm 1800, những bộ đồ liền thân, vẫn tiếp tục là trang phục đặc biệt cho các chàng trai trẻ. Bé trai mới biết đi mặc bộ liền quần bodysuit và bé trai lớn hơn mặc áo sơ mi có cổ cho đến khi trưởng thành, trang phục lúc này chia thành ba giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu, thời niên thiếu và thanh niên.

 

4. Layettes thế kỷ mười chín

 Layettes thế kỷ mười chín

 

Set đồ Layettes sơ sinh xuất hiện bao gồm áo liền quần dài, áo lót, mũ, khăn tã, váy lót, áo ngủ, vớ, cộng với một hoặc hai áo choàng ngoài. Những sản phẩm may mặc này được thực hiện bởi các bà mẹ hoặc đặt may. Kiểu dáng không có nhiều thay đổi thường được làm bằng cotton trắng vì nó sạch sẽ dễ giặt tẩy. Nhiều bộ váy cũng được trang trí cẩn thận bằng thêu và ren, ngày nay những trang phục này thường bị dùng trong dịp đặc biệt. Tuy nhiên, vào lúc đó những chiếc váy này là trang phục hàng ngày nhưu một kiểu "đồng phục" tiêu chuẩn của trẻ em thời đó. Khi trẻ sơ sinh khoảng từ bốn đến tám tháng, chúng mặc những chiếc váy trắng dài tới bắp chân (quần áo ngắn). Vào giữa thế kỷ XIX, các bản in đầy màu sắc đã trở nên phổ biến cho trang phục của trẻ mới tập đi.

 

5. Sự xuất hiện thời trang trẻ em cho bé trai

Sự xuất hiện thời trang trẻ em cho bé trai

 

Trong thời kỳ này, các bé trai bắt đầu được phân biệt giới tính rõ ràng hơn khi được mặc quần dài thay cho váy khi được sáu hoặc bảy tuổi. Trang phục của bé trai như áo khoác dài đến thắt lưng, áo choàng dài có đuôi dài đến đầu gối, mặc với quần âu.

 

Knickerbockers hoặc knickers, quần dài đến đầu gối cho bé trai từ bảy đến mười bốn tuổi xuất hiện vào khoảng năm 1860. Những chiếc quần kết hợp với áo khoác ngắn trên áo choàng có cổ ren, áo chẽn hoặc áo thủy thủ bên trong. Những bộ trang phục này khác hẳn những bộ quần áo thu nhỏ của người lớn trước đây, như có thêm áo khoác len được may riêng, áo sơ mi có chân cổ cứng và cà vạt 4 cánh. Từ những năm 1870 đến những năm 1940, sự khác biệt lớn giữa trang phục của nam giới và bé trai là nam giới mặc quần âu dài và còn bé trai mặc quần âu kiểu ngắn.

 

6. Sự ra đời của chiếc váy bé gái

 

Sự ra đời của chiếc váy bé gái

 

Không giống như con trai, khi các bé gái lớn lên, thời trang trẻ em của chúng không có nhiều thay đổi. Nữ giới mặc trang phục váy từ khi còn nhỏ đến khi già; tuy nhiên, các chi tiết thiết kế từ cổ áo, tay và kiểu trang trí thì thay đổi theo tuổi tác. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa váy của bé gái và của phụ nữ là váy của trẻ em ngắn hơn, dần dần dài đến gót chân khi trưởng thành. Khi phong cách tân cổ điển là xu hướng trong những năm đầu của thế kỷ, phụ nữ ở mọi lứa tuổi và bé gái mặc những chiếc váy có thắt lưng cao, có kiểu dáng tương tự với váy corse buộc eo. Vào thời điểm này, chiều dài của những chiếc váy là yếu tố chính phân biệt với trang phục của bé gái với của người lớn.

 

7. Trang phục trẻ em thời Victoria

 

Trang phục trẻ em thời Victoria

 

Trang phục đặc trưng của "trẻ em" thời kỳ này là có đường viền cổ áo rộng, tay phồng ngắn và mũ lưỡi trai, một chiếc áo lót không bó sát thường có nhiều dây thắt lưng chiều dài đến đầu gối cho trẻ mới biết đi, chiều dài đến bắp chân cho các bé gái. Những chiếc váy làm từ vải cotton hoặc challis, là trang phục thường ngày cho bé gái cho đến khi trưởng thành ở tuổi thiếu niên. Cả bé gái và bé trai đều mặc quần dài đến mắt cá chân bằng vải cotton màu trắng, được gọi là pantaloons hoặc pantalets, dưới váy của chúng. Vào những năm 1820, khi những chiếc quần pantalets xuất hiện đã gây ra tranh cãi bởi vì khác màu với váy chính theo quan điểm thời đó thể hiện sự nam tính. Dần dần, pantalets trở nên phổ biến như đồ lót.

 

Đầm bé gái tuổi thanh thiếu nữ đã rất đa dạng và phong cách với tay áo, áo blouse và nhiều chi tiết trang trí hiện thịnh hành. Váy của bé gái nổi bật hơn với phần lưng dầy hơn, đường viền tỉ mỉ hơn và đường cắt, đường may cao cấp và thủ công hơn. Vào những năm 1890, những bộ trang phục đơn giản, được may đo với váy xếp li và áo kiểu cổ thủy thủ hoặc váy xoè ngày càng năng động.

 

8. Màu sắc và cách phân biệt giới tính qua trang phục

 

Màu sắc được sử dụng cho thời trang trẻ em cũng có biểu tượng cho giới tính - ngày nay phổ biến nhất là màu xanh biển cho bé trai và màu hồng cho bé gái. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm để mã màu này được chuẩn hóa. Màu hồng và màu xanh được liên kết với giới tính vào những năm 1910, và đã có những nỗ lực ban đầu để mã hóa màu sắc theo giới tính. Lúc đầu màu hồng được dùng cho bé trai vì màu hồng là màu đỏ nhạt của màu đỏ, màu của thần chiến tranh Mars, nó phù hợp với con trai, trong khi sự kết hợp của màu xanh với Venus và Madonna là màu cho con gái. Cho đến sau Thế chiến II, đã thay đổi màu hồng cho nữ và xanh cho nam và duy trì cho đến ngày nay.

 

Tuy nhiên màu xanh vẫn được chấp nhận đối cho trang phục của bé gái trong khi màu hồng bị từ chối cho trang phục của bé trai. Khi trang phục của bé trai ngày càng bớt "nữ tính" trong thế kỷ XX, rũ bỏ các chi tiết trang trí như ren và lông, quần áo của các bé gái cũng đơn giản hơn và ngày càng có xu hướng "nam tính".

 

9. Thời trang trẻ em hiện đại

 

Thời trang trẻ em hiện đại

Trong suốt thế kỷ XX, những trang phục trước đây chỉ dành cho nam giới như quần tây, đã trở thành trang phục ngày càng được bé gái và phụ nữ yêu thích sử dụng vì sự tiện lợi thoải mái. Khi các bé gái mới chập chững bước đi quần áo được thiết kế với quần ống rộng mặc bên dưới váy ngắn. Vào những năm 1940, các bé gái mặc quần ở nhà và cho các sự kiện công cộng thông thường, nhưng chúng vẫn được khuyến khích mặc váy đi học, đi nhà thờ, hay tiệc tùng và thậm chí là đi mua sắm. Khoảng năm 1970, quần đã bị cấm cho bé gái bởi quy tắc từ trang phục công sở và trường học là mặc váy. Ngày nay, bé gái có thể mặc quần trong mọi lúc với nhiều kiểu dáng như quần jean xanh, quần tây, quần khaki nhiều hoạ tiết màu sắc để khác biệt với bé trai.

 

Thế hệ nhạc jazz của những năm 1920 là người đầu tiên tạo ra một nền văn hóa giới trẻ đặc biệt, với mỗi thế hệ tiếp theo tạo ra những cơn sốt độc đáo của riêng mình. Nhưng những câu chuyện về tuổi teen hay váy poodle trong những năm 1950 không ảnh hưởng nhiều đến thời trang đương đại. Mãi đến những năm 1960, khi thế hệ tuổi thiếu niên với phong cách được giới trẻ ưa chuộng, như váy ngắn, áo sơ mi nam sặc sỡ, hay quần jean và áo phông "hippie", phổ biến và trở thành một phần quan trọng của xu hướng thời trang. Kể từ thời điểm đó, văn hóa giới trẻ tiếp tục có tác động quan trọng đến thời trang, với nhiều phong cách làm mờ đi ranh giới giữa thời trang trẻ em và người lớn.

 

Đang xem: Thời trang trẻ em hình thành và phát triển như thế nào?

Xem website cửa hàng